Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 8852 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Bà con cần biết
Phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn hại cây trồng vụ đông (24/08/2017)
Thời gian này, ở các vùng chuyên canh rau, nông dân đang chuẩn bị đất và nguồn hạt giống để vào vụ rau đông, nhất là một số loại rau có khả năng đẩy sớm vụ cho hiệu quả cao hơn chính vụ như: cà chua, bắp cải… Tuy nhiên, việc đẩy thời gian trồng các loại rau sớm hơn gặp nhiều khó khăn do thời tiết còn nắng nóng, mưa lớn làm ảnh hưởng rất nhiều đến sinh trưởng, phát triển của cây rau, sâu bệnh gây hại sớm, trong đó nghiêm trọng có bệnh héo xanh vi khuẩn thường phát sinh gây hại nặng ở điều kiện môi trường giai đoạn này. Bệnh gây thiệt hại rất lớn cho người sản xuất do lây nhiễm nhanh và chưa có thuốc đặc hiệu phòng, trừ.
Để hạn chế tối đa tác hại do bệnh héo xanh vi khuẩn gây ra, bà con cần lưu ý:
- Sau khi thu hoạch cây trồng của vụ trước, cần vệ sinh đồng ruộng, thu gom sạch sẽ tàn dư cây trồng, cỏ dại, đem tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh. Trồng luân canh với các loại cây trồng khác nhau, không nên trồng 2 vụ liên tiếp các cây họ cà, bầu bí.
- Sử dụng hạt giống, củ giống, cây giống khỏe, sạch bệnh; sử dụng giống có khả năng kháng bệnh héo xanh vi khuẩn, giống ghép.
- Nếu có điều kiện, nên ngâm nước ruộng khoảng 10 - 15 ngày, hoặc cày phơi ải. Khi làm đất cần cày bừa kỹ, nên kết hợp với bón thêm vôi bột hoặc dùng một trong số các loại thuốc như: Formol, Furadan 3H, đồng Sunfat… để xử lý đất (liều lượng và nồng độ thuốc xử lý theo hướng dẫn trên vỏ bao bì); Lên luống cao để đảm bảo thoát nước tốt khi có mưa hoặc sau khi tưới, không để nước đọng trong ruộng.
- Không nên trồng cây mật độ quá dày để tạo độ thông thoáng, giảm bớt ẩm độ trong ruộng, hạn chế sự cọ sát giữa các cây khi gặp mưa, bão để tránh sự lan truyền bệnh.
- Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali theo quy trình, tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục. Chăm sóc cây khỏe để tăng tính chống chịu bệnh cho cây.
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện và nhổ bỏ sớm cây bị bệnh đem tiêu hủy, tránh lây lan sang cây khác. Sau khi nhổ bỏ cây bị bệnh, cần bón vôi bột vào chỗ vừa nhổ để khử trùng đất, đồng thời phun phòng hoặc tưới bằng các loại thuốc như: Arygreen 75WP + Kasumil 2L, Bellkute 40WP + Kasumil 2L, Kasuran, Rovral,… (liều lượng sử dụng theo hướng dẫn trên vỏ bao bì).
Nguồn: Sở NN&PTNT Phú Thọ
- Phòng trừ sâu tơ hại súp lơ, bắp cải (08/12/2021)
- Một số lưu ý chống rét cho gia súc, gia cầm (08/12/2021)
- Một số lưu ý phòng chống rét cho cá (29/11/2021)
- Một số lưu ý khi nuôi gà thịt phục vụ Tết Nguyên Đán (27/10/2021)
- Lưu ý với bệnh dịch tả lợn châu Phi trước tình hình mới (06/10/2021)
- Chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi lồng bè trên sông, hồ mùa mưa lũ (24/09/2021)