Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 41045 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Bà con cần biết
Phòng trừ dịch hại trên mạ mùa và lúa mới cấy (25/07/2012)
Hiện nay, mạ mùa đang được gieo đúng lịch thời vụ. Thời tiết thuận lợi và chăm sóc tốt nên mạ sinh trưởng phát triển tốt. Tuy nhiên, sâu bệnh đã xuất hiện trên mạ và lúa mới cấy:
Trên trà mạ từ 3,5 - 5 lá:
- Sâu đục thân hai chấm: sâu trưởng thành xuất hiện trên mạ đại trà, mật độ thấp (0,05 con/m2), đẻ trứng rải rác (0,04 ổ/m2).
- Rầy nâu: Rầy trưởng thành di chuyển từ gốc rạ, lúa chét vụ xuân sang mạ, mật độ 4 - 5 con/m2, nơi cao 15 - 20 con/m2, cao hơn 1,3 lần trên mạ mùa 2011. Ngoài ra, trên mạ chuẩn bị nhổ cấy (4,5 - 5 lá), các đối tượng như sâu cuốn lá lớn, sâu cuốn lá nhỏ, châu chấu, ốc bươu vàng... xuất hiện rải rác.
Trên lúa mùa sớm mới cấy:
Chuột đã xuất hiện và gây hại rải rác. Thời gian tới, nhiệt độ, ẩm độ không khí cao, thuận lợi cho lúa vụ mùa sinh trưởng, phát triển tốt, nhưng cũng thuận lợi cho các đối tượng dịch hại phát sinh phát triển.
Để bảo vệ mạ và lúa mới cấy, bà con cần khẩn trương cày lật đất, vùi gốc rạ những diện tích còn lại để hạn chế đến mức thấp nhất nguồn sâu, bệnh tồn tại chuyển sang gây hại mạ và lúa sớm.
Tìm, ngắt ổ trứng sâu đục thân trên mạ trước khi nhổ cấy. Chỉ phun thuốc trừ sâu đục thân cho những diện tích mạ từ 3,5 lá trở lên có mật độ ổ trứng cao (từ 1ổ/m2 trở lên).
Ngoài ra, bà con cần tiếp tục theo dõi diễn biến các đối tượng dịch hại khác; tổ chức thu gom và tiêu diệt trứng, ốc bươu vàng; chăm bón đúng kỹ thuật để tăng sức chống chịu của cây lúa, hạn chế sâu bệnh.
- Phòng trừ sâu tơ hại súp lơ, bắp cải (08/12/2021)
- Một số lưu ý chống rét cho gia súc, gia cầm (08/12/2021)
- Một số lưu ý phòng chống rét cho cá (29/11/2021)
- Một số lưu ý khi nuôi gà thịt phục vụ Tết Nguyên Đán (27/10/2021)
- Lưu ý với bệnh dịch tả lợn châu Phi trước tình hình mới (06/10/2021)
- Chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi lồng bè trên sông, hồ mùa mưa lũ (24/09/2021)