Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 40449 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Bà con cần biết
Phòng trừ rầy nâu hại lúa mùa (24/09/2015)
Hiện nay, lúa đang trong thời kỳ làm đòng trổ bông. Đây cũng là thời điểm rầy nâu sinh trưởng gây hại nặng. Do vậy, bà con cần chú ý theo dõi để có biện pháp phòng trừ kịp thời, cụ thể như sau:
- Khi mật độ rầy khoảng 50 - 60 con/khóm, tương đương 1.500 con/m2 trở lên, bà con có thể sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phun trừ. Nếu mật độ cao, cần phun 2 lần, lần 2 cách lần 1 từ 5 - 7 ngày.
Một số loại thuốc có thể sử dụng tùy theo giai đoạn. Cụ thể là:
+ Giai đoạn rầy non mới nở, rầy tuổi nhỏ: Dùng các loại thuốc Butyl 10WP, Butyl 400SC, Encofezin 10WP...
+ Thời kỳ sau trỗ, xuất hiện cả rầy non và rầy trưởng thành với mật độ cao: Sử dụng các thuốc Actara 25WDG, Amira 25WDG, Vithoxam 350SC...
Lưu ý khi phun thuốc:
+ Pha và phun thuốc theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì của nhà sản xuất. Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát.
+ Khi lúa đang trỗ bông, chỉ phun thuốc vào lúc chiều mát để không ảnh hưởng đến phơi màu của lúa.
+ Những ruộng lúa cao cây, ruộng lúa tốt, ruộng ở giai đoạn trỗ đòng trở đi, nên rẽ lúa thành các băng rộng khoảng 1 - 1,5m; phun thuốc vào phần thân, gốc cây lúa và giữ mực nước ruộng từ 2 - 3cm để đạt hiệu quả trừ rầy cao.
P.V (Tổng hợp theo Báo Nông nghiệp Việt Nam)
- Phòng trừ sâu tơ hại súp lơ, bắp cải (08/12/2021)
- Một số lưu ý chống rét cho gia súc, gia cầm (08/12/2021)
- Một số lưu ý phòng chống rét cho cá (29/11/2021)
- Một số lưu ý khi nuôi gà thịt phục vụ Tết Nguyên Đán (27/10/2021)
- Lưu ý với bệnh dịch tả lợn châu Phi trước tình hình mới (06/10/2021)
- Chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi lồng bè trên sông, hồ mùa mưa lũ (24/09/2021)