Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 19657 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Bà con cần biết
Phòng trừ sâu bệnh hại lúa (27/04/2020)
Vụ xuân năm 2020 nắng mưa thất thường, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh sâu bệnh. Để hạn chế sâu bệnh phát sinh gây hại, bà con cần lưu ý:
1. Chuột hại
Sử dụng thóc luộc nứt vỏ trấu hoặc thóc ngâm mọc mầm làm mồi. Trộn đều 10g thuốc có hoạt chất Warfarin như Ran part 2% DS, Rat K 2% DP, Rat-kill 2% DP... với 400 - 500g mồi: Mồi khi trộn phải đủ ẩm để thuốc ngấm vào mồi. Trung bình 100g bả chia thành 4 - 5 phần rải trên 1 sào Bắc Bộ (Tùy theo mức độ hoạt động của chuột để tăng hoặc giảm lượng bả). Cho bả vào túi nilon nhỏ để hở 1 đầu để tránh rửa trôi thuốc do mưa hoặc sương hoặc nước thấm lên từ đất. Nên rải vào xế chiều.
2. Bệnh đạo ôn
+ Đối với bệnh đạo ôn lá: Khi phát hiện ruộng có nhiễm bệnh đạo ôn trên lá, tỷ lệ bệnh > 5% lá, cắm tiêu khoanh vùng, hướng dẫn nông dân không được bón phân đạm và các loại phân bón khác, chủ động phun phòng trừ bệnh đạo ôn bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu như: Filia 525SE, NinJa 35EC, Bump gold 40SE, Beam 75WP…
+ Đối với bệnh đạo ôn cổ bông: Những diện tích lúa đã bị bệnh đạo ôn hại nặng trên lá; diện tích có tỷ lệ >1% số lá đòng, cổ áo lá đòng, lá áp đòng bị bệnh cần phải phun phòng trừ bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu như Filia 525SE, NinJa 35EC, Bump gold 40SE, Beam 75WP…
Khi lúa thấp thoi trỗ (trỗ được 1-3% bông), nếu thời tiết nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí cao, kèm theo mưa, đặc biệt mưa vào chiều tối hoặc ban đêm cần phun nhắc lại lần 2 sau lần 1 từ 5 - 6 ngày (khi lúa trỗ thoát). Không được để đến khi phát hiện có vết bệnh gây hại trên bông, trên gié mới phun sẽ không hiệu quả.
3. Bệnh khô vằn
Phun khi bệnh chớm xuất hiện, nên lưu ý các ruộng trũng bón nhiều đạm, cấy to cấy dầy, chọn một trong các loại thuốc trừ phổ rộng như: Nevo 330EC, Tilt super 300EC, Newsuper 330EC, Superone 300EC, Validacin 5SL,…
4. Sâu cuốn lá, sâu đục thân
+ Sâu cuốn lá: Thường xuyên kiểm tra đồng, khi sâu non có mật độ từ 40 con/ m2 (giai đoạn lúa đẻ nhánh), từ 20 con/m2 (giai đoạn lúa làm đòng) cần phun thuốc để phòng trừ. Sử dụng một trong các loại thuốc như: DuPontTM Prevathon® 35WG, Virtako 40WG, Taisieu 5WG, Chief 520 WP, Regent 800WP,... Phun khi sâu non tuổi 1-2.
+ Sâu đục thân bướm 2 chấm: Sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp bằng cách bố trí thời vụ thích hợp, bảo vệ thiên địch, tập trung ngắt ổ trứng, gom lại và đem tiêu huỷ. Sử dụng biện pháp hóa học, thường xuyên theo dõi mật độ sâu trên đồng ruộng, chỉ phun thuốc khi đến ngưỡng phòng trừ: giai đoạn đẻ nhánh: 0,5 ổ trứng/ m2; đòng già - bắt đầu trỗ: 0,3 ổ trứng/ m2; phun thuốc khi lúa thấp thoi trỗ (trỗ được 1-3% bông), nếu mật độ ổ trứng cao phải phun 2 lần (lần 2 cách lần 1 từ 5-7 ngày hay ngay sau khi lúa trỗ thoát). Sử dụng một trong các loại thuốc để phòng trừ như: DuPontTM Prevathon® 35WG, Virtako 40WG, Taisieu 5WG, Chief 520 WP, Regent 800WP,...
5. Rầy các loại
Vụ xuân rầy thường tập trung hại ở lứa 2 - 3 vào tháng 4 - 5. Trước khi phòng trừ, cần điều tra xác định mật độ, diện tích cần phun, thời gian rầy cám nở rộ, giai đoạn sinh trưởng và tình trạng của cây, phun khi rầy chủ yếu ở tuổi 1,2. Các loại thuốc có thể sử dụng gồm: Chess 50WG, Winter 635EC, Penatyold 50EC, Hichespro 50WP, ...
Lưu ý: Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng, hướng dẫn cụ thể của chuyên môn và nồng độ, liều lượng trên bao bì./.
Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam
- Phòng trừ sâu tơ hại súp lơ, bắp cải (08/12/2021)
- Một số lưu ý chống rét cho gia súc, gia cầm (08/12/2021)
- Một số lưu ý phòng chống rét cho cá (29/11/2021)
- Một số lưu ý khi nuôi gà thịt phục vụ Tết Nguyên Đán (27/10/2021)
- Lưu ý với bệnh dịch tả lợn châu Phi trước tình hình mới (06/10/2021)
- Chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi lồng bè trên sông, hồ mùa mưa lũ (24/09/2021)