Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 41082 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Bà con cần biết
Phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ cho lúa mùa (11/09/2012)
Hiện nay, sâu cuốn lá nhỏ đã gây hại trên 80% diện tích lúa mùa. Tại một số địa phương, nông dân không thực hiện các biện pháp phòng trừ theo đúng hướng dẫn khiến mật độ sâu hại sau phun trừ không giảm, thậm chí còn gây hậu quả khó lường.
Theo khuyến cáo của Sở NN&PTNT, sau phun thuốc từ 3-5 giờ nếu gặp trời mưa phải phun lại. Những diện tích có mật độ sâu cao, sau 3 ngày phun phải kiểm tra lại (nếu mật độ còn trên 30 con/m2 cần phải phun lại lần 2).
Có thể phun trừ sâu cuốn nhỏ kết hợp với phun trừ bệnh khô vằn bằng các loại thuốc: Camilo 150SC, V-Tvil 500SC, Cavil 50WP, Lervil 50SC, Chevil 5SC, Tilt Super 300EC, Anvil 5SC, Callihex 5SC…
Từ nay đến giữa tháng 9, không chỉ có sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn mà bệnh bạc lá và bệnh lùn sọc đen là đối tượng có nguy cơ gây hại nặng làm giảm năng suất nghiêm trọng trên diện rộng. Vì vậy, các địa phương tập trung thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp bảo vệ lúa mùa theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp.
Đối với bệnh bạc lá, đốm sọc, vi khuẩn, bà con cần giữ đủ nước trong ruộng, tuyệt đối không bón đạm, phun các loại thuốc kích thích sinh trưởng, phân bón qua lá.
Bên cạnh đó, bà con tiếp tục tổ chức diệt chuột và theo dõi diễn biến của các đối tượng dịch hại khác để phòng trừ kịp thời hiệu quả.
Nguồn: Sở NN&PTNT
- Phòng trừ sâu tơ hại súp lơ, bắp cải (08/12/2021)
- Một số lưu ý chống rét cho gia súc, gia cầm (08/12/2021)
- Một số lưu ý phòng chống rét cho cá (29/11/2021)
- Một số lưu ý khi nuôi gà thịt phục vụ Tết Nguyên Đán (27/10/2021)
- Lưu ý với bệnh dịch tả lợn châu Phi trước tình hình mới (06/10/2021)
- Chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi lồng bè trên sông, hồ mùa mưa lũ (24/09/2021)