Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 23770
Tổng truy cập : 57,998

Bà con cần biết

Tái đàn gia súc gia cầm sau Tết (21/02/2017)

           Hiện nay, người chăn nuôi đang tập trung chăm sóc con giống, phát triển đàn gia súc gia cầm (GSGC) mới, nhằm nhanh chóng ổn định tổng đàn GSGC. Để việc tái đàn GSGC sau tết được thuận lợi người chăn nuôi cần lưu ý một số biện pháp sau:

1. Về con giống: Cần nhập con giống có nguồn gốc rõ ràng, giống đã được cơ quan thú y kiểm dịch. Các cơ sở sản xuất giống tích cực sản xuất các loại giống bản địa có tính thích nghi cao, bảo đảm đủ giống để cung ứng cho người chăn nuôi, tránh tình trạng thiếu giống, sốt giá vẫn thường xảy ra trong nhiều năm.

2. Về chuồng trại: Chuồng trại chăn nuôi sau khi xuất bán cần được vệ sinh, tiêu độc, khử trùng sạch sẽ, để trống chuồng tối thiểu 7 ngày trước khi nuôi lứa mới. Cải tạo chuồng trại, đảm bảo cao ráo, ấm áp, thông thoáng, tránh gió lùa, tránh mưa dột. Nền chuồng, tường chuồng phải phẳng để dễ quét dọn, cọ rửa, không đọng nước; trước cửa chuồng nên có hố sát trùng. Hạn chế người ngoài vào khu vực chăn nuôi. Đặc biệt, cần có khu vực riêng để nuôi nhốt cách ly động vật mới mua về trước khi nhập đàn hoặc con vật ốm để theo dõi, điều trị.

3. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng: Tăng cường bổ sung nhiệt sưởi, đặc biệt là thời gian ban đêm với gia súc, gia cầm non; bổ sung thêm chất độn chuồng để giữ ấm, tránh ẩm, bẩn chuồng nuôi. Cho vật nuôi ăn, uống ấm, cân đối đủ khẩu phần dinh dưỡng. Thường xuyên bổ sung vitamin, điện giải, men tiêu hoá để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi.

4.  Thực hiện tốt công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng:  Người nuôi cần xác định công tác phòng dịch bệnh là quan trọng, chú ý tập trung cho việc tiêm phòng để khép kín quy trình phòng bệnh bằng vaccine. Thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường, chuồng trại, cơ sở chăn nuôi, phun thuốc khử trùng tiêu độc 1 lần/tuần, sử dụng vôi bột, nước vôi vôi 10% - 20% hoặc các loại hóa chất sát trùng như: Benkocid, Han-iodine, BKA, Vinadine... để phun, khử trùng chuồng trại. Tránh tư tưởng nóng vội; không tái đàn ồ ạt, nhất là tại các cơ sở chăn nuôi và vùng đã xảy ra dịch bệnh trong thời gian trước đó. Không giết mổ, bán chạy gia súc, gia cầm ốm; không vứt xác gia súc, gia cầm ốm chết ra môi trường. Theo dõi nghiêm ngặt và điều trị đến khi khỏi bệnh nếu không phải là bệnh nguy hiểm; nếu phát hiện gia súc, gia cầm bị mắc dịch, không dấu dịch và phải tuân thủ quy định xử lý của cơ quan thú y.

5. Theo dõi chặt chẽ sức khỏe đàn vật nuôi: Người chăn nuôi cần chủ động theo dõi tình hình dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi của gia đình mình, tích cực chuyển hướng trong chăn nuôi an toàn sinh học, mặt khác cân đối đàn vật nuôi cho phù hợp với điều kiện chăn nuôi và tình hình tiêu thụ. Trong quá trình chăn nuôi, người chăn nuôi phải thường xuyên theo dõi quan sát đàn vật nuôi. Khi thấy thấy gia súc, gia cầm ốm, chết bất thường (sốt cao, bỏ ăn, ho, khó thở, mệt mỏi…) phải nhanh chóng nuôi nhốt cách ly những con ốm ra khu vực riêng để kiểm tra, theo dõi, điều trị; đồng thời báo cho cán bộ thý y để được hướng dẫn biện pháp phòng, trị bệnh thích hợp. Các hộ nuôi chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; tổ chức tiêm phòng bổ sung kịp thời khi tăng đàn.

 

Nguồn: Trung tâm KNKN Ninh Bình