Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 11380 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Bà con cần biết
Tạm dừng gieo cấy khi nhiệt độ dưới 15 độ C (17/02/2014)
Ở các tỉnh Bắc Bộ, trời tiếp tục xảy ra rét đậm, rét hại trên diện rộng. Với diễn biến thời tiết như trên, Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) đã có công văn gửi các địa phương yêu cầu:
- Thực hiện tốt việc lấy nước phục vụ làm đất gieo cấy; trữ nước vào hệ thống kênh mương, hồ, ao để đủ nguồn nước tưới dưỡng cho cây trồng; có phương án hợp lý lấy nước cho các vùng trũng, vùng gieo sạ, gieo vãi.
- Đối với diện tích mạ đông xuân muộn, mạ nền đã đến tuổi cấy cần tranh thủ thời tiết nắng ấm, cấy nhanh diện tích mạ đã có trên 3 lá; trước cấy từ 3 - 4 ngày, tháo bỏ nilon che để luyện mạ, ngày trời nắng ấm nên vén nilon che để thoáng, giảm độ ẩm trong vòm; phun phòng bệnh đạo ôn cho diện tích mạ trên những giống dễ nhiễm đạo ôn (BC15, BT7, HT1...) trước khi cấy bằng các loại thuốc đặc hiệu. Riêng diện tích mạ đã bị nhiễm bệnh đạo ôn cần hủy bỏ, gieo bổ sung giống khác thay thế hoặc gieo thẳng, gieo vãi.
- Tập trung cao độ cho việc gieo cấy lúa đông xuân, hoàn thành gieo cấy trong tháng 2. Cần lưu ý nếu nhiệt độ dưới 15 độ C, nông dân tuyệt đối không cấy, gieo thẳng, áp dụng các biện pháp hãm mạ hoặc hãm mộng đã ngâm ủ. Tranh thủ thời tiết ấm lên cần chuẩn bị ruộng thật nhanh để cấy hoặc gieo sạ, gieo thẳng; tránh tình trạng “mạ chờ ruộng” dẫn đến mạ sân, mạ nền đất cứng bị chết theo từng đám hoặc phát triển kém do thiếu dinh dưỡng, nhiễm nấm bệnh.
- Đối với diện tích lúa đã cấy và diện tích gieo thẳng, khi lúa có 2 - 3 lá thật cần giữ nước trên mặt ruộng từ 2 - 3cm; sử dụng thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm theo hướng dẫn; không bón thúc khi nhiệt độ trung bình ngày dưới 15 độ C; bón bổ sung lân supe nếu nền nhiệt dưới 20 độ C kéo dài, kết hợp phun bổ sung các loại phân qua lá, chất hỗ trợ sinh trưởng. Đối với diện tích lúa mới gieo thẳng (chưa ra lá thật) giữ nước đủ ẩm không để bị khô mặt ruộng.
Khi trời ấm cần tranh thủ tỉa giặm kịp thời để đảm bảo đủ mật độ và bón thúc sớm bằng các loại phân hỗn hợp, phức hợp NPK hàm lượng cao, chuyên thúc để lúa bén rễ, hồi xanh, đẻ nhánh thuận lợi.
- Không để nguyên ruộng và gốc rạ sau thu hoạch mà cần làm đất kỹ, tăng cường bón lót phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh, phân lân, phân NPK có hàm lượng lân cao bón lót trước khi cấy, nơi đất chua phèn nên bón thêm vôi bột.
Ngoài ra, bà con cần tích cực phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi các loại. Biện pháp tốt nhất là dùng tấm nilon phủ kín mạ mới gieo. Đưa nước vào ruộng ngập 2/3 thân mạ và lúa để giữ ấm. Mặc ấm cho trâu bò.
Thời tiết lạnh rét dễ phát sinh sâu bệnh, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi các loại. Người dân cần dập tắt nhanh gọn nếu sâu bệnh, dịch bệnh phát sinh trên cây trồng, đàn gia súc, gia cầm. Kiểm soát tốt việc nhập gia súc, gia cầm thương phẩm đề phòng ngừa lây nhiễm nguồn bệnh từ nơi khác sang vật nuôi ở địa phương.
Nguồn: Nông thôn ngày nay
- Phòng trừ sâu tơ hại súp lơ, bắp cải (08/12/2021)
- Một số lưu ý chống rét cho gia súc, gia cầm (08/12/2021)
- Một số lưu ý phòng chống rét cho cá (29/11/2021)
- Một số lưu ý khi nuôi gà thịt phục vụ Tết Nguyên Đán (27/10/2021)
- Lưu ý với bệnh dịch tả lợn châu Phi trước tình hình mới (06/10/2021)
- Chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi lồng bè trên sông, hồ mùa mưa lũ (24/09/2021)