Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 36799 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Bà con cần biết
Tăng cường diệt chuột bảo vệ sản xuất (25/11/2015)
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, năm 2015, đã có 1.581 ha diện tích lúa bị chuột hại, tăng 137,4 ha so với năm 2014. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, vụ đông năm 2015 - 2016 tiếp tục là vụ đông ấm; đây là điều kiện rất thuận lợi cho dịch hại cây trồng, đặc biệt chuột hại có khả năng phát sinh và gây hại nặng đối với sản xuất nông nghiệp. Để kịp thời ngăn chặn khả năng bùng phát dịch chuột gây hại sản xuất nông nghiệp, bà con lưu ý một số vấn đề sau:
1. Thời gian diệt chuột: chia làm 2 đợt:
- Đợt 1: Từ ngày 01/12/2015 đến 30/12/2015, diệt chuột bằng các biện pháp thủ công (đào bắt, đánh bẫy, soi đèn, hun khói…).
- Đợt 2: Từ ngày 15/01/2016 đến 30/01/2016, diệt chuột đồng loạt bằng bả diệt chuột trên các bờ mương, bờ máng, chân đê, bờ ruộng gần trang trại chăn nuôi, gần khu công nghiệp, ruộng gần khu dân cư.
2. Những biện pháp cụ thể:
- Biện pháp thủ công:
+ Dùng các loại bẫy diệt chuột: Bẫy lồng sập, bẫy kẹp, bẫy bán nguyệt...có mồi nhử để diệt chuột.
+ Dùng keo dính chuột: Chú ý đặt bẫy và keo dính chuột ngay tại các đường đi lại của chuột.
- Biện pháp sinh học: sử dụng thiên địch bắt mồi như phát triển đàn mèo, chó, bảo vệ các loài trăn, rắn…
- Biện pháp hóa học: sử dụng một số loại thuốc diệt chuột trong danh mục được phép sử dụng trong nông nghiệp của Bộ NN-PTNT như: Biorat; Rat-K 2%D, CAT0,25WP, Ranpart 2%D, Fokeba 20%, Klerat 0,05%, Storm 0,005%, Musal 0,005WB… ưu tiên sử dụng các loại thuốc ít độc hại với môi trường; trộn với lúa mầm hoặc cám thực phẩm, tôm ,cua cá… đặt mồi trộn ở bờ ruộng nơi gần hang hoặc gần đường đi của chuột, trên bờ mương, chân đê, bờ ruộng… để diệt chuột.
3. Một số lưu ý khi sử dụng biện pháp hóa học diệt chuột:
- Trước khi đặt bả, phải thông báo rộng rãi cho mọi người biết cụ thể về thời gian, địa điểm đặt bả để chủ động nhốt gia súc, gia cầm;
- Người trực tiếp trộn thuốc và đặt bả phải sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động, đeo khẩu trang, mang găng tay…
- Không đặt bả gần nguồn nước sinh hoạt, trong chuồng trại chăn nuôi;
- Tổ chức thu gom và chôn xác chuột chết, thu gom xử lý bao bì thuốc đúng quy định, bảo đảm vệ sinh môi trường;
- Trong trường hợp bị ngộ độc do tiếp xúc với thuốc (ăn, uống thực phẩm có dính thuốc…) phải kịp thời chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Nguồn: PV tổng hợp
- Phòng trừ sâu tơ hại súp lơ, bắp cải (08/12/2021)
- Một số lưu ý chống rét cho gia súc, gia cầm (08/12/2021)
- Một số lưu ý phòng chống rét cho cá (29/11/2021)
- Một số lưu ý khi nuôi gà thịt phục vụ Tết Nguyên Đán (27/10/2021)
- Lưu ý với bệnh dịch tả lợn châu Phi trước tình hình mới (06/10/2021)
- Chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi lồng bè trên sông, hồ mùa mưa lũ (24/09/2021)