Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 11313 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Bà con cần biết
Tăng cường phòng, chống bệnh dại (07/07/2014)
Tình hình bệnh dại trong thời gian gần đây có những diễn biến phức tạp. Theo thống kê của Bộ Y tế, trong 5 tháng đầu năm 2014, cả nước đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại. Nguyên nhân là do số lượng chó nuôi lớn, việc quản lý đàn chó nuôi chưa chặt chẽ. Tỷ lệ tiêm phòng trên đàn chó còn thấp, trong khi đó nhận thức của người dân về bệnh dại còn chưa cao (hơn 95% các trường hợp tử vong do không tiêm phòng vắc xin sau khi bị chó dại cắn).
Vừa qua, UBND thành phố Hải Phòng đã có văn bản số 4162/UBND-VX ngày 13/6/2014 yêu cầu các địa phương cùng các cơ quan chức năng thực hiện nhiều nhiệm vụ cụ thể để chủ động ngăn ngừa bệnh dại lây từ động vật sang người, giảm thiểu số người bị chó cắn và tử vong do bệnh dại.
Quy định về phòng, chống bệnh dại, pháp luật nghiêm cấm những hành vi sau:
- Tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo nghi mắc bệnh dại, nhiễm bệnh dại, nghi nhiễm bệnh dại.
- Chữa bệnh cho động vật mắc bệnh dại, nghi mắc bệnh dại.
- Giết mổ động vật mắc bệnh dại, nghi mắc bệnh dại, nhiễm bệnh dại, nghi nhiễm bệnh dại, trừ trường hợp giết mổ để lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
- Thả rông chó ở những nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị.
Chủ nuôi chó phải thực hiện các quy định sau đây:
- Phải bồi thường vật chất cho người bị chó nuôi mắc bệnh dại cắn, cào.
- Đăng ký việc nuôi chó với UBND cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư.
- Xích, nhốt hoặc giữ chó; đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng tới người xung quanh. Ở nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị khi đưa chó ra ngoài, phải nhốt, giữ chó trong chuồng, cũi hoặc phải rọ mõm và có người dắt.
- Tất cả chó, mèo trong diện tiêm phòng bắt buộc phải được tiêm vắc xin phòng bệnh dại theo quy định của cơ quan thú y. Chủ vật nuôi phải thanh toán các khoản chi phí tiêm phòng theo quy định của pháp luật về thú y.
- Chủ vật nuôi phải thường xuyên theo dõi vật nuôi, nếu phát hiện con vật có biểu hiện bất thường hoặc vô cớ cắn, cào người, động vật khác thì phải nhốt ngay con vật đó, con vật đã bị cắn, cào để theo dõi và báo ngay cho nhân viên thú y cấp xã biết.
- Chó, mèo nghi mắc bệnh dại mà đã cắn, cào người thì phải nhốt theo dõi trong 90 ngày; nếu chưa cắn, cào người thì phải tiêu hủy.
- Chó, mèo nhiễm bệnh dại mà chưa được tiêm phòng thì phải tiêu huỷ, đã được tiêm phòng thì phải nhốt, theo dõi trong 90 ngày.
- Chó, mèo nghi nhiễm bệnh dại phải nhốt, theo dõi trong 14 ngày.
Nguồn: haiphong.gov.vn, Cổng thông tin điện tử Chính phủ
- Phòng trừ sâu tơ hại súp lơ, bắp cải (08/12/2021)
- Một số lưu ý chống rét cho gia súc, gia cầm (08/12/2021)
- Một số lưu ý phòng chống rét cho cá (29/11/2021)
- Một số lưu ý khi nuôi gà thịt phục vụ Tết Nguyên Đán (27/10/2021)
- Lưu ý với bệnh dịch tả lợn châu Phi trước tình hình mới (06/10/2021)
- Chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi lồng bè trên sông, hồ mùa mưa lũ (24/09/2021)