Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 7533
Tổng truy cập : 57,998

Bà con cần biết

Tăng cường phòng chống bệnh đạo ôn gây hại lúa Đông xuân năm 2018 (13/04/2018)

            Bệnh đạo ôn có thể phát sinh từ thời kỳ mạ đến lúa chín và có thể gây hại ở bẹ lá, lá, lóng thân, cổ bông, gié và hạt. Hiện, bệnh đạo ôn đã và đang phát sinh, phát triển và gây hại cục bộ trên một số diện tích lúa Đông xuân của các địa phương.Các giống nhiễm như Thiên ưu 8, TBR 225, Thái xuyên 111...

Đối với các chân ruộng bị nhiễm bệnh đạo ôn, bà con nhân dân thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật. Cụ thể: ngừng bón phân, nhất là phân đạm và các chất kích thích sinh trưởng, giữ nước trong ruộng từ 2-3cm, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu như Katana 20SC, Bump 650WP, Fujione 40WP để trừ bệnh kịp thời. Đặc biệt, những chân ruộng bị bệnh nặng cần phải phun kép 2 lần, lần 1 cách lần 2 từ 5 đến 7 ngày, trước khi phun thuốc, cần loại bỏ các lá bị bệnh nặng, tiêu huỷ rồi mới tiến hành phun thuốc.

Điều tiết đủ nước, bón phân thúc sớm, cân đối đúng kỹ thuật để cây lúa tăng cường khả năng chống chịu các đối tượng dịch hại; đồng thời, theo dõi diễn biến của thời tiết; tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện, khoanh vùng các đối tượng dịch hại để có biện pháp phun phòng khi đến ngưỡng. Theo nhận định của Chi cục Bảo về thực vật, trong thời gian tới, bệnh đạo ôn có khả năng lây lan rộng tạo ra các ổ lùn lụi, gây ảnh hưởng đến năng suất lúa, nhất các trà lúa xuân muộn. Để hạn chế tối đa thiệt hại do bệnh đạo ôn gây ra, bà con nông dân cần theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, quá trình phát triển của cây lúa và sự sinh trưởng của sâu bệnh nhằm lựa chọn thời điểm phun thuốc thích hợp. Đó là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng trừ bệnh đạo ôn lá, góp phần bảo vệ thành quả sản xuất.

  Nguồn: Sở NNPTNT Ninh Bình