Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 56955 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Bà con cần biết
Tập trung phòng chống dịch bệnh tai xanh ở lợn (21/03/2013)
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT vừa có công điện khẩn yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tai xanh ở lợn.
Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, dịch tai xanh đã xảy ra ở 14 xã thuộc tỉnh Quảng Nam với số lợn mắc bệnh trên 2.500 con, đang có nguy cơ lây lan rộng trong toàn tỉnh Quảng Nam và địa phương khác.
Nguyên nhân chính làm lây lan dịch lợn tai xanh hiện nay là do tại nhiều địa phương, người chăn nuôi và cán bộ thú y cơ sở, khi phát hiện lợn mắc bệnh đã không báo ngay cho cơ quan thú y cấp trên và chính quyền cơ sở, thậm chí còn bán chạy, giết mổ, tiêu thụ lợn và sản phẩm lợn mắc bệnh.
Cơ quan chức năng yêu cầu người chăn nuôi khi phát hiện lợn có hiện tượng sốt cao, khó thở, thân đỏ đồng hoặc tím tái, tiêu chảy hoặc táo bón, lợn nái sảy thai,... phải báo ngay cho chính quyền, cơ quan thú y để được hướng dẫn, xử lý kịp thời.
Bà con cần vận chuyển, tiêu thụ lợn và sản phẩm từ lợn theo đúng quy trình an toàn. Nghiêm cấm việc bán chạy lợn bệnh và sản phẩm lợn bệnh làm lây lan dịch.
Phòng chống dịch bệnh tai xanh
Bệnh tai xanh có tốc độ lây lan nhanh, trong vòng 3-5 ngày, cả đàn có thể bị nhiễm bệnh. Lợn bị bệnh thải virus qua phân, nước tiểu, nước bọt, dịch mũi, sữa, tinh dịch.
Dịch bệnh có thể lây lan qua các con đường: Lây qua tiếp xúc với heo bệnh, lây qua không khí có virus, lây qua tinh dịch của lợn có bệnh, lây khi nhập giống lợn có bệnh, lây qua vật trung gian (xe vận chuyển lợn mang bệnh, dụng cụ chăn nuôi ở khu vực có dịch, chuột, người đi từ vùng có dịch đến...). Bệnh tai xanh không trực tiếp gây chết lợn mà chỉ làm suy giảm miễn dịch, tạo điều kiện cho các bệnh khác phát triển (gọi là bệnh kế phát). Một số bệnh kế phát thường gặp là: Tụ huyết trùng, phó thương hàn, suyễn, viêm phổi dính sườn, tả…
Bà con chăn nuôi nên tham khảo các bước sau nhằm góp phần phòng dịch tai xanh:
Bước 1: Tiêm vắc xin phòng bệnh tai xanh. Hiện nay, đã có 3 loại vắc xin phòng bệnh là: Porcilis PRRS của Intervet (Hà Lan); BSL.PS 100 của Besta (Singapore); Amervac PRRS của Hipra (Tây Ban Nha).
- Tiêm vắc xin phòng các bệnh kế phát: Dịch tả, tụ huyết trùng, đóng dấu, phó thương hàn... đầy đủ và đúng cách.
Bước 2: Tăng cường vệ sinh chuồng trại và môi trường chăn nuôi, phun thuốc sát trùng đúng định kỳ, bình thường phun 1 lần/tuần, khi có dịch phun 2 lần/tuần.
Bước 3: Nâng cao sức đề kháng bằng cách cho lợn ăn đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin E, C, B.
P.V tổng hợp
- Phòng trừ sâu tơ hại súp lơ, bắp cải (08/12/2021)
- Một số lưu ý chống rét cho gia súc, gia cầm (08/12/2021)
- Một số lưu ý phòng chống rét cho cá (29/11/2021)
- Một số lưu ý khi nuôi gà thịt phục vụ Tết Nguyên Đán (27/10/2021)
- Lưu ý với bệnh dịch tả lợn châu Phi trước tình hình mới (06/10/2021)
- Chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi lồng bè trên sông, hồ mùa mưa lũ (24/09/2021)