Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 19232 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Mô hình mới - Sản phẩm mới
Thành công với hướng đầu tư riêng (24/10/2016)
Hơn 5 năm trước, trong khi nhiều gia đình đầu tư nuôi lợn theo phương pháp công nghiệp để nhanh có thu nhập thì anh Đào Xuân Mương, xã An Thái (huyện An Lão) lại mạnh dạn “một mình một kiểu” nuôi lợn rừng.
Anh Đào Xuân Mương cho biết, khi bắt đầu xây chuồng trại để nuôi lợn rừng, nhiều người không tin anh sẽ thành công. Bởi mỗi tháng, lợn rừng chỉ tăng trưởng vài kg và khoảng 1 năm mới được xuất chuồng. Bình thường nuôi lợn theo phương pháp công nghiệp, mỗi tháng lợn tăng vài chục kg/con và chỉ sau 3 - 4 tháng sẽ được bán. Anh cho biết: “Trước khi quyết định nuôi lợn rừng, tôi đi học hỏi từ nhiều trang trại, đặc biệt nhờ người quen có trang trại lợn rừng ở tỉnh Hòa Bình hướng dẫn, tư vấn”. Lúc đầu anh mua lợn bố mẹ tại trang trại ở tỉnh Hòa Bình nhưng giống gốc Thái Lan. Với 5 con lợn bố mẹ ban đầu chi phí hết hơn 150 triệu đồng, cùng với việc làm chuồng trại cũng “ngốn” của gia đình không ít tiền. Lứa đầu nuôi quen môi trường, lợn sinh sản tốt, anh đầu tư mua tiếp 4 con, hiện nay gia trại nhà anh có 9 lợn nái đẻ và 1 lợn đực để phối giống.
Gia trại rộng khoảng 3.000m2, ngoài diện tích vườn, nhà quản lý, anh dành 1.300m2 làm chuồng trại và sân chơi cho lợn. Riêng 2 sân chơi, anh chỉ xây tường bao quanh tránh lợn nhảy ra ngoài, còn lại để nền đất cho lợn dũi, đằm mình. Lợn càng năng dũi, chạy nhảy càng khỏe và chắc thịt. Đối với chuồng trại, anh thường xuyên dọn sạch sẽ vừa bảo vệ môi trường vừa tránh nguy cơ dịch bệnh.
Lúc mới đầu nuôi, số lượng lợn còn ít, anh Đào Xuân Mương bán với giá 220 nghìn/kg lợn hơi, đến nay giảm còn khoảng 150 nghìn/kg, cao hơn nhiều so với lợn thường. Hiện trong gia trại nhà anh lúc nào cũng có đàn lợn khoảng 60 - 80 con gối nhau và có người chuyên chăm sóc, dọn dẹp. Vì là loại hàng hóa “chất lượng cao” nên lợn rừng nhà anh không thường xuyên bán ngoài thị trường, chủ yếu bán cho các cơ quan, đơn vị tổ chức liên hoan vào các dịp lễ, tết. Với nguồn khách hàng quen, đầu ra của lợn rừng khá ổn định, anh cũng tin tưởng hơn vào hướng đầu tư của gia đình. So với nuôi lợn theo hướng công nghiệp, nuôi lợn rừng đầu tư thức ăn ít hơn, chăm sóc cũng đơn giản hơn nhưng cho hiệu quả thu nhập cao.
Theo anh Đào Xuân Mương, quan trọng nhất là phải mạnh dạn đầu tư, quyết tâm làm, nhất là khi mình tìm hướng sản xuất mới, thậm chí chấp nhận rủi ro để có thành công. Với tổng thu nhập mỗi năm khoảng 350 - 450 triệu đồng từ nguồn bán lợn rừng (không kể thu từ cây ăn quả, rau sạch), trừ chi phí mang lại nguồn thu đáng kể cho gia đình. Gia trại nuôi lợn rừng của anh Đào Xuân Mương được xem là mô hình chăn nuôi có hiệu quả, điển hình của xã An Thái và huyện An Lão.
Nguồn: Báo Hải Phòng
- Mô hình trồng thanh long hướng hữu cơ (19/07/2022)
- Nuôi rắn ráo trâu mỗi năm thu lãi nửa tỷ đồng (08/12/2021)
- Vươn lên làm giàu từ cây công trình (08/12/2021)
- Nuôi dúi thu nhập trăm triệu mỗi năm (29/11/2021)
- Làm giàu từ nuôi gà thịt (27/10/2021)
- Hiệu quả từ mô hình nuôi cá trắm cỏ bằng cỏ Ruzi (06/10/2021)