Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 25470 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Bà con cần biết
Tích cực phòng trừ bệnh đạo ôn cho cây lúa (27/04/2015)
Hiện nay, bệnh đạo ôn đang gây thiệt hại trên nhiều diện tích lúa khu vực phía Bắc. Theo dự báo, thời gian tới bệnh tiếp tục có nguy cơ gây hại trên diện rộng. Riêng đối với những diện tích lúa trỗ sớm trong tháng 4, bệnh đạo ôn cổ bông có khả năng phát sinh.
Để đảm bảo ruộng lúa nhiễm bệnh không bị cháy lá, bà con cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc 4 đúng trong bảo vệ thực vật gồm: đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng thời điểm và đúng cách. Bên cạnh đó, bà con cần nắm được những thông tin sau để kịp thời phòng và trừ bệnh cho lúa:
- Tại những chân ruộng bón nhiều đạm, đất sâu trũng, đất cát pha, vùng tiểu khí hậu, vùng bán sơn địa, vùng ruộng ven các bờ sông có nguy cơ nhiễm bệnh cao và gây cháy lúa do đạo ôn.
- Các giống lúa: AC5, BC15, Khang dân, B- TE1, Khải Phong 1, Nhị ưu 986… và các giống lúa thuần, lúa thơm nói chung có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Những ruộng có tiền sử nhiễm đạo ôn trong những vụ trước, năm trước có nguy cơ tiếp tục mắc bệnh trong năm nay.
- Điều kiện nhiệt độ từ 20 - 30 0C, sáng sớm có sương mù, hoặc trời có mưa phùn, độ ẩm cao, hoặc điều kiện thời tiết ngày nắng nóng nhưng tối lạnh và có sương mù tạo điều kiện cho bệnh phát triển.
Để trừ bệnh đạo ôn, khi bệnh xảy ra, bà con cần:
- Ngừng mọi hoạt động chăm bón cho lúa như: ngừng bón đạm hay sử dụng các loại phân bón lá, các chất kích thích sinh trưởng cho lúa.
- Không được để ruộng khô nước. Nếu ruộng khô nước, tốc độ cháy sẽ nhanh hơn và hiệu quả lưu dẫn của thuốc sẽ thấp.
- Biện pháp dập dịch phải diễn ra đồng thời trên diện rộng nhằm ngăn cản bệnh lây lan qua lại giữa các chân ruộng nhiễm bệnh khác nhau, vì bào tử bệnh phát tán lượng lớn trong không khí và lây lan nhờ gió và nước.
- Nếu ruộng đã có biểu hiện cháy trong tình thế còn có thể cứu vãn, bà con cần tiến hành cắt bỏ hết phần lá cháy đưa đi tiêu hủy. Sau khi lá mới bắt đầu mọc lên, tiến hành phun các loại thuốc có cả tính năng phòng và trị như Filia 525SE; hoặc nếu dùng các thuốc khác thì nên kết hợp với một loại thuốc thuộc nhóm Triazole như Anvil 5SE, Tilt Super 300EC hoặc Nevo 330EC....
P.V (Tổng hợp theo Báo Nông nghiệp Việt Nam)
- Phòng trừ sâu tơ hại súp lơ, bắp cải (08/12/2021)
- Một số lưu ý chống rét cho gia súc, gia cầm (08/12/2021)
- Một số lưu ý phòng chống rét cho cá (29/11/2021)
- Một số lưu ý khi nuôi gà thịt phục vụ Tết Nguyên Đán (27/10/2021)
- Lưu ý với bệnh dịch tả lợn châu Phi trước tình hình mới (06/10/2021)
- Chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi lồng bè trên sông, hồ mùa mưa lũ (24/09/2021)