Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 69500 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Bà con cần biết
Tiếp tục phòng trừ sâu bệnh cho lúa mùa (18/09/2013)
Dự báo sâu bệnh trên lúa thời gian tới:
- Sâu cuốn lá nhỏ lứa 7 sẽ gây hại tập trung trên những diện tích lúa trỗ sau ngày 20/9/2013.
- Sâu đục thân hai chấm gây bông bạc tập trung trên các trà lúa trỗ từ sau ngày 20/9/2013 trở đi.
- Rầy nâu phát triển và gia tăng mật độ, nhiều diện tích lúa (giống nhiễm) đang chắc xanh - đỏ đuôi sẽ có mật độ cao, khả năng sẽ gây “cháy rầy” cuối tháng 9 - đầu tháng 10/2013 trên diện rộng ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ mùa nếu không được kiểm tra, phát hiện và phun trừ kịp thời.
- Ngoài ra, bệnh khô vằn, chuột... tiếp tục phát triển và gây hại.
Để bảo vệ năng suất lúa vụ mùa năm 2013, bà con cần:
- Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, theo dõi diễn biến các đối tượng dịch hại, thực hiện các biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả.
+ Đối với bệnh khô vằn: Giữ đủ nước trong ruộng và phun thuốc phòng trừ đối với những diện tích có tỷ lệ dảnh bị hại từ 15% trở lên. Sử dụng một trong những loại thuốc đặc hiệu để phun trừ bệnh như: Callihex 5SC, Amistar Top 325SC, Shut 677WP, Cavil 50SC, Anvil 5SC, V-tvil 500SC, Tilt Super 300EC..
+ Đối với sâu cuốn lá nhỏ lứa 7: Kiểm tra đồng ruộng, hướng dẫn nông dân chỉ phun trừ những diện tích lúa trỗ sau 20/9/2013 có mật độ sâu non từ 20 con/m2 trở lên, thời gian phun trừ từ 20 - 25/9/2013 bằng một trong những loại thuốc: Tasieu 5WG, Dylan 5WG, Director 70 EC, Vitashield Gold 600EC, Dragon 585EC, Wavotox 585EC, Radiant 60SC, Clever 150SC, Ammate 150SC, Reagt 800WG, Tango 800WG...
+ Đối với sâu đục thân hai chấm: Xác định diện tích lúa trỗ từ sau ngày 20/9/2013 trở đi, nếu có mật độ ổ trứng từ 0,3 ổ/m2 thì phải chỉ đạo nông dân phun thuốc phòng trừ, những diện tích có mật độ từ 0,5 ổ/m2 trở lên phải phun thuốc 2 lần.
Có thể sử dụng các loại thuốc có hiệu lực cao đối với sâu đục thân như: Vitashield gold 600EC, Prevathon 5SC (35WDG), Wavotox 585EC, Victory 585EC, Tasodant 600EC, Bonus-gold 500EC, Virtako 40WG, …
Chú ý: Phun thuốc khi lúa đòng già - nứt bẹ trỗ rải rác (nếu phải phun hai lần thì lần hai phun sau lần thứ nhất 5 ngày).
+ Đối với rầy nâu: Kiểm tra thường xuyên đồng ruộng, phun trừ kịp thời các ổ rầy có mật độ từ 40 - 45 con/khóm lúa trở lên bằng một trong những loại thuốc: Penalty Gold 50EC, Winter 635EC, Trebon 10EC, Anvado 100 WP, Dragon 585EC, Chersieu 50WG, Midan 10WP, Victory 585EC, Dragoncin 600WP ...
Lưu ý: khi phun thuốc trừ rầy cần phun sát gốc lúa, nơi rầy tập trung gây hại, nếu lúa đã trỗ phải rẽ lúa thành băng (5-6 hàng lúa) để tăng hiệu quả phòng trừ.
+ Đối với chuột: Tiếp tục diệt chuột bằng các biện pháp thủ công (bẫy bán nguyệt).
+ Đối với bệnh vàng lá virus: Giữ đủ nước trong ruộng, cần bổ sung thêm kali (bón hoặc phun trên lá) và dinh dưỡng qua lá nhằm tăng cường sức chống chịu cho cây và khả năng đền bù năng suất của những cây hoặc dảnh không biểu hiện triệu chứng bệnh.
P.V
- Phòng trừ sâu tơ hại súp lơ, bắp cải (08/12/2021)
- Một số lưu ý chống rét cho gia súc, gia cầm (08/12/2021)
- Một số lưu ý phòng chống rét cho cá (29/11/2021)
- Một số lưu ý khi nuôi gà thịt phục vụ Tết Nguyên Đán (27/10/2021)
- Lưu ý với bệnh dịch tả lợn châu Phi trước tình hình mới (06/10/2021)
- Chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi lồng bè trên sông, hồ mùa mưa lũ (24/09/2021)