Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 33316
Tổng truy cập : 57,998

Bà con cần biết

Tiếp tục tăng cường theo dõi và phòng, chống sinh vật gây hại lúa Mùa cuối vụ (27/09/2016)

Hiện nay, lúa Mùa ở Hải Phòng đang sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, thời tiết mưa, bão nhiều đã tạo điều kiện cho sâu cuốn lá nhỏ, bệnh lem lép hạt, bệnh bạc lá lúa phát sinh gây hại.

 

Dự báo từ nay đến cuối vụ, sinh vật gây hại lúa có vẫn có nguy cơ tăng cao và gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa. Nhằm bảo vệ tốt lúa Mùa trước khi thu hoạch, bà con cần tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phân loại các trà lúa, đặc biệt trên các giống nhiễm, bón nhiều đạm, vùng ổ nhiễm hàng năm, vùng đã bị ngập lụt sau các cơn bão vừa qua để kịp thời nắm bắt diễn biến của sinh vật gây hại cho lúa Mùa, cụ thể:

Đối với trà lúa sau trỗ:

- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Thực hiện phun thuốc trừ các ổ rầy có mật độ cao ngay từ khi rầy còn tuổi nhỏ, theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng loại thuốc, đúng liều lượng nồng độ, đúng lúc và đúng cách); đồng thời, kiểm tra kết quả sau phòng chống để chống tái nhiễm.

- Bệnh gây hại trên bông: Theo dõi và sớm phòng, chống bệnh đạo ôn hại cổ bông (gié, cuống hạt), bệnh lem lép hạt.

Đối với trà lúa muộn:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Theo dõi và tổ chức, phòng chống khi mật độ cao.

- Sâu đục thân: Phòng, chống khi phát hiện ổ trứng trên trà lúa sắp trỗ, ở những diện tích có mật độ ổ trứng cao, cần phun kép, lần 2 cách lần l từ 4 - 7 ngày.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Ngừng ngay bón đạm khi bệnh xuất hiện, không phun chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá và luôn giữ đủ nước trong ruộng, ở những vùng có nguy cơ cao.

Nguồn: Sở NN&PTNT Hải Phòng