Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 22846
Tổng truy cập : 57,998

Mô hình mới - Sản phẩm mới

Trồng quả sạch, nông dân thu “bạc triệu” (21/01/2021)

Đó là mô hình của chị Nguyễn Thị Hiệp ở xã Ngũ Phúc huyện Kiến Thuỵ - điển hình của địa phương trong cải tạo đất lúa thành vùng chuyên canh cây ăn quả. Sản phẩm thu hoạch, vừa đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích.

Trái cây đặc sản:

Quang năm cấy hái trên thửa ruộng rộng 8ha tại thôn Mai Dương, xã Ngũ Phúc với thu nhập chỉ đủ sinh hoạt hàng tháng, chưa có “của ăn của để”. Đầu năm 2017, nhận thấy hướng đi mới phát triển kinh tế, chị Nguyễn Thị Hiệp cùng gia đình thực hiện chuyển đổi cơ cấu lúa sang canh tác, trồng cây ăn quả. Chị đã dùng vốn liếng tích góp và vay mượn thêm, tiến hành thuê may móc, đầu tư cải tạo đất. Nhờ người quen giới thiệu, chị Hiệp quyết định lựa chọn táo Bàng La - giống trái cây đặc sản của người dân phường Bàng La (quận Đồ Sơn). Qua tìm hiểu thực tế, được biết đây là loại táo năng suất cao, phù hợp với chất đất chua mặn tại địa phương. Chị Hiệp kết nối một số hộ trồng táo lâu năm thu mua giống, ghép mắt trên 80 gốc táo dại trồng thử.

Táo Bàng La có ưu điểm: quả to tròn, đường kính từ 1,5-3cm, vỏ màu xanh, chín ngả vàng chanh, ruột trắng khi ăn có vị giòn thơm mát, giàu dinh dưỡng, các loại vitamin và khoáng chất. Chị Hiệp cho biết “Táo khá dễ trồng, mật độ 10 gốc/sào. Khâu chăm sóc cần lưu ý từng giai đoạn phát triển. Từ tháng giêng đến tháng 2 âm lịch cắt, tỉa cành. Tháng 3, tháng 4 tiến hành đào rãnh xung quanh gốc, cách 1-1,5 m, lấp đất bằng phân chuồng (lợn, gà), phân hữu cơ ủ mục, vôi bột để làm nguồn thức ăn cho cây. Tháng 5, táo ra hoa, cần sử dụng các biện pháp phòng tránh sâu bệnh hại và tránh rụng quả non. Tháng 7 đến tháng 10 bón thêm hỗn hợp đạm, lân, kali…định kỳ tưới nước hàng tuần, dưỡng quả, cây trồng. Thời gian thu hoạch sản phẩm trong 4 tháng”. Sau 1 năm trồng và chăm sóc theo quy trình kỹ thuật, hơn 80 gốc táo của chị Hiệp phát triển nhanh, năng suất chất lượng tốt. Trọng lượng trung bình hơn 20kg/cây/vụ. Giá bán tại vườn là 35 nghìn đồng/kg; mỗi vụ chị Hiệp “bỏ túi” hơn 70 triệu đồng.

 Qua nhiều năm sản xuất, chị Nguyễn Thị Hiệp dày dặn kinh nghiệm tích luỹ chăm sóc cây trồng. Thay vì bỏ khoản đầu tư 20 triệu đồng/năm thuê nhân công, máy móc làm cỏ vườn, chị Hiệp nghiên cứu, áp dụng phương pháp mới nhằm tiết kiện chi phí. Đó là sử dụng các gốc rạ khô trền bề mặt giữ đất, giữ độ ẩm; đồng thời, dùng bạt nhựa trải chung quanh vườn để ngăn cỏ dại mọc. Đối với cây táo vào thời điểm “đậu quả” việc phòng trừ sâu bệnh cần thiết. Như táo ta truyền thống, táo Bàng La chịu ảnh hưởng bởi ruồi vàng đục quả, chị Hiệp cho biết: “Thông thường, người trồng phun các loại thuốc bảo vệ thực vật có sẵn trên thị trường, nhận thấy cách làm hiệu quả nhưng ảnh hưởng đến sản phẩm và môi trường. Gia đình nghiên cứu, “sáng chế” thuốc diệt ruồi tự nhiên, làm từ các loại hạt như na, bồ kết… cùng mật ong pha lẫn trong các giỏ treo cây táo. Sau 1 đêm, diệt trừ hàng chục xác ruồi vàng, bảo đảm an toàn, chất lượng, không nguy hại”. Phương pháp thành công được nhiều nông dân trong và ngoài xã đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm.

Xen canh hiệu quả cao

Ngoài táo Bàng La, tận dụng lợi thế đất đai, chị Hiệp xen canh trồng một số loại cây ăn quả, có giá trị kinh tế cao. Trên diện tích rộng hơn 1.000 m2, chị Hiệp cải tạo, rắc đất màu, đắp luống chăm mô hình cà chua. Với số lượng hơn 1.000 giống cà én vàng và cà chua chịu nhiệt đưa vào sản xuất vụ đầu. Chỉ khoảng 75 ngày chăm bón, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản phẩm thu hoạch đảm bảo độ tươi ngon, quả to, trọng lượng đạt tới 4,5 gram/quả, được thị trường khá ưa chuộng. Một vụ cà chua kéo dài trong 4 tháng. Năng suất trung bình 3 tấn quả/sào/vụ. Giá 2 loại cà chua được thương lái thu mua tại vườn  dao động từ 15-20 nghìn đồng/kg tuỳ thời điểm, góp thêm thu nhập hơn 50 triệu đồng.

 Chủ tịch Hội Nông dân xã Ngũ Phúc (huyện Kiến Thuỵ) Phạm Viết Thiết đánh giá mô hình trông cây ăn quả hiện phát triển mạnh trên địa bàn, khắc phục tình trạng bỏ ruộng hoang hoá. Thời gian tới, địa phương hướng dẫn, hộ trợ nông dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để mở rộng diện tích, phát triển kinh tế.

Nguồn: Báo Hải Phòng cuối tuần