Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 6329 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Mô hình mới - Sản phẩm mới
Ứng dụng công nghệ sinh thái chống sâu bệnh (20/10/2014)
Vụ hè thu 2014, nhiều hộ dân trong tỉnh An Giang đã ứng dụng công nghệ sinh thái chống sâu bệnh trên lúa, giúp giảm phun thuốc trừ sâu, ít gây ô nhiễm môi trường, nông thôn trở nên đẹp hơn.
Trong mô hình, bà con trồng bờ hoa có chiều dài từ 300 – 2.000 m. Chủng loại hoa khá đa dạng và phong phú, như: hướng dương, cúc ngũ sắc, cúc tím, móng tay, màu gà… Ngoài ra, một số bà con còn chọn trồng thêm loại cây tăng thu nhập, như: vừng, đậu bắp (mướp tây), đậu đen…
Anh Phan Văn Khị, xã Vĩnh Hậu (huyện An Phú) tham gia mô hình này chia sẻ: “Vụ hè thu 2014, tôi ứng dụng công nghệ sinh thái trên diện tích 12 sào ruộng; chiều dài trồng hoa 310m, gồm các loại: Sao nháy, đậu bắp, cúc và hướng dương. Khi lúa đến giai đoạn làm đòng, đẻ nhánh là hoa nở, giúp thu hút thiên địch bảo vệ ruộng lúa trong suốt quá trình sinh trưởng. Trồng hoa không khó, chỉ cần hái hoa có sẵn của vụ trước, lấy hạt rải xuống nền đất bờ ruộng là tự động cây mọc lên, hình thành bờ hoa. Vào thời điểm 7 ngày sau khi sạ hoặc gieo mạ, tổ tiến hành trồng các loại cây có hoa. Lúc mới trồng cần chịu khó tốn công tưới nước thường xuyên vào sáng, chiều. Khi cây đã bám rễ tốt, sau đó mới giảm dần nước tưới để duy trì hoa. Vụ đông xuân 2014, anh đã trồng cây có hoa trên bờ ruộng, trong đó hoa hướng dương rụng và mọc lên nhiều nên khi bước sang vụ hè thu, chỉ cần trồng giặm thêm một số loài hoa khác.
Ưu điểm của mô hình là không sử dụng thuốc trừ sâu, lúa phát triển tốt, đạt năng suất 6,3 tấn/héc-ta, cao hơn 0,3 tấn/héc-ta và tiết kiệm hơn 3 triệu đồng so ruộng ngoài mô hình.
Hiệu quả của mô hình ứng dụng công nghệ sinh thái là thu hút khá nhiều thiên địch như: bọ rùa, nhện lưới, kiến ba khoang, ong ký sinh… đến ruộng lúa. Từ đó, giúp nông dân giảm được 2 lần phun thuốc trừ sâu, tương đương 500.000 đồng/héc-ta. Nhiều nông dân cho rằng, đó là cách tính còn khiêm nhường, bởi thông thường bà con có tâm lý phun một lần khó nên cứ dồn nhiều loại thuốc vô phun chung nên chi phí đội lên cao hơn rất nhiều. Điểm đáng lưu ý trong mô hình là giúp bảo vệ môi trường và sức khỏe cho bà con nông dân. Cảnh quan ruộng lúa lại đẹp, khiến ai đi ngang cũng đều dừng chân ngắm nhìn.
Nguồn: báo An Giang
- Mô hình trồng thanh long hướng hữu cơ (19/07/2022)
- Nuôi rắn ráo trâu mỗi năm thu lãi nửa tỷ đồng (08/12/2021)
- Vươn lên làm giàu từ cây công trình (08/12/2021)
- Nuôi dúi thu nhập trăm triệu mỗi năm (29/11/2021)
- Làm giàu từ nuôi gà thịt (27/10/2021)
- Hiệu quả từ mô hình nuôi cá trắm cỏ bằng cỏ Ruzi (06/10/2021)