Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 41811 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Bà con cần biết
Vụ xuân 2013: Cần lường trước những bất thường (03/01/2013)
Sau cơn bão số 8 vừa qua, vụ đông, vụ mang lại thu nhập cao cùng nhiều lợi thế cho không ít hộ nông dân ở nhiều tỉnh gần như bị xóa sổ. Sản xuất nông nghiệp năm 2013 đang đứng trước những khó khăn vô cùng lớn, khó khăn sẽ càng nhân lên khi mà biến đổi khí hậu càng rõ nét hơn.
Thời tiết vụ xuân năm nay được dự báo là ấm. Các trận rét đậm chỉ xuất hiện vào tháng 12 và tháng 1, thời gian của một đợt rét không dài. Do vậy, trong vụ xuân này, bà con nên thực hiện một số biện pháp sau:
- Hạn chế tối đa các giống lúa dài ngày, lúa xuân sớm có thời gian trên 145-150 ngày vụ xuân. Giống lúa ngắn ngày, lúa thuần năng suất, chất lượng, lúa lai và thời vụ gieo cấy xung quanh tiết lập xuân (đầu tháng 2) là giải pháp hữu hiệu và thông minh nhất nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Với cơ cấu và thời vụ này, dù ấm hay rét, năng suất lúa xuân vẫn đạt cao.
- Bố trí hợp lý cơ cấu giống và chân đất. Hiện nhiều giống lúa ưu thế lai chống đạo ôn khá tốt, chịu chua mặn giỏi như Nam Dương 99, HYT 108, TH3-3, ZZD001, Đại Dương 8, TX111, CNR 36… nên đưa vào vùng đất vàn thấp và là các ổ bệnh đạo ôn để hạn chế chi phí thuốc, khai thác tốt tiềm năng năng suất và khả năng chịu phèn mặn của lúa lai.
Mở rộng các giống lúa thuần, lúa chất lượng có khả năng chịu đạo ôn khá; ưu tiên chất đất vàn, vàn cao, đất “ngọt” để gieo cấy các giống này: TBR45, RVT, NĐ5, QR1…
Với các giống lúa năng suất cao nhưng bị nhiễm đạo ôn cần thực hiện quy trình canh tác hợp lý theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và khuyến nông; mật độ gieo cấy, phân bón, các chất hỗ trợ cho sinh trưởng..
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu, bệnh hại, đặc biệt bệnh đạo ôn, dập tắt nguồn bệnh từ sớm để tránh lây lan và bùng phát thành dịch, không chủ quan với bệnh lùn sọc đen, rầy nâu, rầy lưng trắng; tiếp tục thực hiện tốt Thông tư 58 của Bộ NN-PTNT về phòng chống bệnh lùn sọc đen; quan tâm hỗ trợ diệt chuột khi lấy nước cho gieo cấy vụ xuân.
- Để giảm chi phí, mở rộng gieo sạ, gieo vãi và hàng rộng, hàng hẹp. Nên quy gọn vùng, canh tác đồng loạt, mở rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn với việc áp dụng SRI, IPM và ICM trên lúa hướng đến một nền sản xuất an toàn, bền vững hơn.
- Do đất không có ải, vụ xuân này chắc chắn tốn phân hơn; bà con cần sử dụng phân bón hợp lý, cân đối; ứng dụng mạnh các dạng phân bón sản xuất theo công nghệ mới, chú ý vụ xuân do nền nhiệt thấp nên giai đoạn đầu lân dễ tiêu rất cần cho cây lúa để ra rễ, đẻ nhánh. Sử dụng phân NPK phức hợp, tổng hợp chuyên lót, chuyên thúc. Bón phân nên theo nguyên tắc lót sâu, thúc sớm và nặng đầu, nhẹ cuối.
- Tưới tiêu: Tưới nước ở vụ xuân với phương châm giữ nước, tưới là chính tiêu là phụ, nước vụ này ở miền Bắc khá thuận, các hồ chứa đều đảm bảo mực nước; cần tận dụng các đợt xả nước và triều cường để lấy nước vào hệ thống, trước tiên các đợt đầu cần tận dụng triệt để để thông, rửa các lòng sông trục, kênh mương cấp 1 sau đó thau chua, rửa mặn cho các vùng đất có vần đề nhằm hạn chế hiện tượng xì, bốc chua, mặn vào giữa và cuối vụ.
Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam
- Phòng trừ sâu tơ hại súp lơ, bắp cải (08/12/2021)
- Một số lưu ý chống rét cho gia súc, gia cầm (08/12/2021)
- Một số lưu ý phòng chống rét cho cá (29/11/2021)
- Một số lưu ý khi nuôi gà thịt phục vụ Tết Nguyên Đán (27/10/2021)
- Lưu ý với bệnh dịch tả lợn châu Phi trước tình hình mới (06/10/2021)
- Chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi lồng bè trên sông, hồ mùa mưa lũ (24/09/2021)