Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 86
Tổng truy cập : 57,998

Bà con cần biết

Xử lý hiện tượng vàng lá trên cây lúa (11/09/2017)

           Hiện nay, trên một số diện tích rải rác, có hiện tượng lá lúa bị biến vàng, cây cằn chậm phát triển. Chủ yếu trên diện tích lúa mùa trà sớm.


 Cây lúa có biểu hiện: ban đầu lá chân ngả màu vàng, sau đó chuyển dần lên các lá trên, khi bị nặng, lá sẽ bị khô. Bộ rễ không đen nhưng kém phát triển, diễn biến bệnh khá nhanh.

Bệnh phát sinh chủ yếu trên các giống như BT7, nếp, Q5... chân ruộng cao không chủ động được nước và chế độ chăm bón chưa đảm bảo. Bên cạnh đó, thời tiết diễn biến phức tạp, thất thường vào giai đoạn cây lúa mẫn cảm cao với thời tiết và dinh dưỡng (giai đoạn đẻ nhánh rộ - đứng cái, làm đòng). Để cây lúa phục hồi nhanh, xin khuyến cáo bà con nên lưu ý một số vấn đề sau:

- Đầu tiên, bà con nên tháo nước cũ, đưa nước mới vào ruộng, sau đó bón 7-10 kg vôi bột/sào.

- Sử dụng các chế phẩm như KH, PennacP, Siêulân, ... để phun kích thích ra rễ mới và giúp cây nhanh phục hồi.

- Sau khi cây đã phục hồi, bón bổ sung 3-5 kg NPK chuyên thúc có hàm lượng kali cao (như phân có tỷ lệ 12:5:10; 16:5:17; 16:16:8...) tùy vào mức độ lúa vàng nhiều hay ít. Đảm bảo mực nước thường xuyên trong ruộng từ 2-3 cm cho đến khi lúa trỗ.

- Khi cây lúa bị yếu, rất dễ bị các loại nấm và vi khuẩn xâm nhập gây hại, nên kết hợp phun các loại thuốc phòng trừ bệnh như: Amistar Top, Kasumin, Phylsan.

 

Nguồn: Trung tâm KNKN Thái Bình