Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 10544 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Bà con cần biết
Xử lý lúa bị ngộ độc hữu cơ sau cấy vụ mùa 2017 (10/08/2017)
Trên đồng ruộng, ở những diện tích làm đất muộn, khi cấy đất chưa kịp ngấu, cấy xong bị ngập liên tục, cây lúa có hiện tượng ngộ độc hữu cơ sau cấy:
- Biểu hiện: Lá lúa biến vàng, cây còi cọc, rễ vàng - đen, thối rễ, mủn rễ.
Gặp trường hợp này, bà con không nên sốt ruột mang phân ra vãi ngay, nhất là phân đạm; cần bình tĩnh xử lý để bộ rễ nhanh hồi phục.
- Cách làm như sau: Trước tiên, tháo hết nước ở ruộng, để giảm bớt khí độc, sau đó, đưa nước vào, rồi tiến hành: Rắc 10-15 kg vôi bột + 7 - 10 kg lân /sào hoặc bón 5-7 kg phân vi sinh, kết hợp sục bùn. Hoặc sử dụng 100-150 gram chế phẩm Sumitri (có chứa trichoderma) trộn cát vãi cho 1 sào. Đồng thời sử dụng các chế phẩm kích thích ra rễ mới như KH, Siêu lân, PenacP… để phun giúp lúa nhanh phục hồi.
Trong quá trình chăm sóc và bảo vệ cây lúa, cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sâu bệnh để phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của Chi cục Bảo vệ thực vật.
Nguồn: Trung tâm KNKN Thái Bình
- Phòng trừ sâu tơ hại súp lơ, bắp cải (08/12/2021)
- Một số lưu ý chống rét cho gia súc, gia cầm (08/12/2021)
- Một số lưu ý phòng chống rét cho cá (29/11/2021)
- Một số lưu ý khi nuôi gà thịt phục vụ Tết Nguyên Đán (27/10/2021)
- Lưu ý với bệnh dịch tả lợn châu Phi trước tình hình mới (06/10/2021)
- Chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi lồng bè trên sông, hồ mùa mưa lũ (24/09/2021)