Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 56283 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Bà con cần biết
Xuất hiện chủng virus lở mồm long móng mới (26/04/2013)
Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho hay, dịch lở mồm long móng đang diễn biến nguy hại tại Hà Tĩnh và Thanh Hóa với sự xuất hiện của virus type A hoàn toàn mới. Trong khi đó, vắc xin lở mồm long móng của Việt Nam hiện tại chỉ là vắc xin cho virus type O và vắc xin tổng hợp 3 type. Lượng dự trữ vắc xin 3 type còn 325.000 liều, song loại này không có tác dụng với type A.
Theo Phó Cục trưởng Cục Thú y Đàm Xuân Thành, chưa có phương án phòng dịch lở mồm long móng type mới. Bên cạnh đó, hiện dịch tai xanh tái bùng phát tại một số tỉnh miền Bắc, dịch cúm gia cầm trên chim yến nuôi ở tỉnh Ninh Thuận đang gây nhiều lo ngại về khả năng lây lan.
Để chủ động phòng chống những dịch bệnh nguy hiểm trên, người chăn nuôi cần thực hiện “5 không”: Không giấu dịch; không mua gia súc mắc bệnh, sản phẩm gia súc mắc bệnh; không bán chạy gia súc mắc bệnh; không thả rông, không tự vận chuyển gia súc mắc bệnh lở mồm long móng ra khỏi vùng dịch; không vứt xác gia súc mắc bệnh bừa bãi.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý đàn gia súc, gia cầm.
- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, bãi chăn thả, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển. Định kỳ phun thuốc khử trùng tiêu độc 3 tháng 1 lần để diệt mầm bệnh ngoài môi trường.
- Mua con giống về nuôi phải đảm bảo khoẻ mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, trước khi nhập đàn phải nuôi cách ly 21 ngày.
- Thức ăn, nước uống phải đảm bảo sạch, không nhiễm bệnh.
P.V tổng hợp
- Phòng trừ sâu tơ hại súp lơ, bắp cải (08/12/2021)
- Một số lưu ý chống rét cho gia súc, gia cầm (08/12/2021)
- Một số lưu ý phòng chống rét cho cá (29/11/2021)
- Một số lưu ý khi nuôi gà thịt phục vụ Tết Nguyên Đán (27/10/2021)
- Lưu ý với bệnh dịch tả lợn châu Phi trước tình hình mới (06/10/2021)
- Chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi lồng bè trên sông, hồ mùa mưa lũ (24/09/2021)